Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Cách tính rèm cửa đẹp nhất và cách đo đạc rèm cửa đẹp nhất.

Cách tính rèm cửa đẹp nhất và cách đo đạc rèm cửa đẹp nhất.

1. Cách tính diện tích vải để may rèm cửa (dạng rèm buông hoặc rèm ore)
Chiều cao & chiều ngang của rèm thành phẩm
- Đối với cửa chính: cộng thêm chiều cao 10 cm và chiều ngang từ 20-40 cm so với khung cửa chính.
- Đối với cửa sổ: chiều cao phía mép trên của cửa được cộng thêm khoảng 10 cm và phía dưới khoảng 30-40 cm hoặc đo chạm nền nhà để khi vén màn sang hai bên, vải sẽ không bị hụt, trông xấu; chiều ngang của cửa sổ cũng cộng thêm từ 20-30 cm.
- Ngoài ra, tùy theo kích thước của cửa mà ta có thể cộng thêm cho cân đối hài hòa giữa chiều cao và chiều ngang, nếu cửa càng rộng, rèm càng nên may dài hoặc chạm sàn nhà.
  • Cửa sổ vuông, nhỏ thì rèm cửa nên kết thúc cách ngưỡng cửa sổ từ 5 – 10cm;
  • Cửa hình chữ nhật ngang, rộng vừa phải hợp với lớp rèm dài quá ngưỡng 20 – 50cm;
  • Cửa ra vào và khung cửa sổ chiếm toàn bộ diện tích tường thì rèm kéo nên gần chạm sàn, thường cách sàn từ 2,5-10cm.
Đo độ dài của thanh kéo rèm: thường thì thanh ngang bằng hợp kim nhôm này có độ dài bằng chiều ngang cửa cộng với 20 đến 30cm.
Chiều rộng mảnh vải may rèm:
- Trung bình chiều rộng mảnh vải may rèm sẽ dài gấp 2-2,5 lần độ dài thanh kéo hoặc 2-2,5 lần chiều ngang của rèm thành phẩm.
- Vải nặng, dày và màu tối như nhung, gấm, nỉ… không nhất thiết phải xếp nếp nhiều, chiều rộng vải có thể chỉ gấp 2 lần
- Vải mỏng, nhẹ, sáng màu (voan, đăng ten, lụa) thì độ rộng gấp 1,8 – 2 lần.
Chiều dài mảnh vải may rèm:
- Chiều dài mảnh vải may rèm bằng chiều cao của rèm thành phẩm dự kiến.
Lưu ý:Chừa phần dư để vắt sổ và làm đường may
Ví dụ:
Chiều ngang của cửa sổ là 1m, chiều cao là 1,2m. Cách tính chiều dài và chiều rộng của mảnh vải may rèm như sau:
Chiều dài mảnh vải = chiều cao cửa sổ + mép trên cửa sổ + mép dưới cửa sổ + phần chừa để làm đường may và vắt sổ = 120 + 10 + 20 + 20 = 170 cm
Chiều rộng mảnh vải = (chiều ngang cửa sổ + 20 cm) x 2 + phần chừa để làm đường may và vắt sổ = (100 + 20) x 2 + 10 = 250 cm
2. Cách tính diện tích vải để may rèm cửa (dạng roman hay còn gọi là rèm xếp lớp)
Chiều cao & chiều ngang của rèm thành phẩm
1. Đo lọt lòng:
Chiều ngang: đo đúng chiều ngang khung cửa sau đó trừ ra 2cm.
Chiều cao: đo đúng chiều cao khung cửa, sau đó trừ đi 2cm.
2. Đo phủ bì:
Chiều ngang: đo đúng chiều ngang khung cửa sau đó cộng thêm 10cm
Chiều cao: đo đúng chiều cao khung cửa sau đó cộng thêm từ 30cm đến 50cm.
Chiều dài và chiều rộng của mảnh vải may rèm
Chiều dài và chiều rộng của vải bằng chiều cao và chiều ngang của rèm thành phẩm cộng với phần chừa để làm đường may và vắt sổ.
Lưu ý
Thông thường rèm romance đẹp thì được may chung 2 lớp vải gấp vào nhau hoặc kết hợp roman và voan ore
- 1 lớp vải hoa văn chuyên dùng cho trang trí trong nhà.
- 1 lớp vải trơn dùng để cản sáng.

Không nên may 1 lớp vải duy nhất, nếu may một lớp vải, sẽ không đạt độ cản sáng và rèm sẽ không đẹp do ánh sáng bên ngoài sẽ làm nhạt đi màu của vải

Để nhận được tư vấn thiết kế, thi công hợp lý cho căn nhà bạn hãy liên lạc với Maxbe ạ:
Hotline 1: 0971.485.238
Hotline 2: 0945.236.188
Email: remmaxbe@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/remcuamaxbe/
Web: http://remcuamaxbe.com/gioi-thieu/

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Các loại vải làm rèm cửa phổ biến.

Các loại vải làm rèm cửa phổ biến.

Trong thiết kế, trang trí nội thất gia đình việc chọn lựa chất liệu rèm vải phù hợp cũng giúp cho căn nhà của bạn thêm hoàn hảo đối với từng phong cách riêng của nó. Làm sao chọn được chất liệu hợp với phong cách nội thất nhà bạn đồng thời phù hợp với kiểu rèm mà bạn đã chọn, điều đó quả thât không đơn giản. Dưới đây là những chỉ dẫn của Rèm cửa đẹp nhất Maxbe sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trước khi chọn chất liệu cho vải rèm.
1. Vải cotton:


 Là loại vải được làm từ bông. Vì được làm từ chất liệu tự nhiên có đặc tính mau khô, hút ẩm, tạo một sự thông thoáng, mát về mùa hè và ấm cho mùa đông nên vải cotton thích hợp để làm rèm cửa, chăn, drap, gối. Ngoài cotton 100% ra còn có loại cotton pha với chất liệu tổng hợp khác (polyeste) để tạo nên 1 loại vải không nhăn để cho dễ dàng trong việc sử dụng như giặt, ủi. Thông thường vải cotton dễ bị co rút và dễ nhăn hơn so với các loại vải khác. Nên khi sử dụng loại vải này ta phải chú ý và phải hiểu đặc tính của nó để bảo quản rèm cho tốt.

2. Vải bố:


 Là loại vải dày, thường là vải trơn, không có hoa văn, nhưng màu sắc đa dạng, có nhiều màu sắc từ màu nhạt đến màu mạnh, vải bố là loại vải sần sùi, không phải bóng mịn như các loại vải lụa tơ tằm hay taffeta, tuy nhiên vải bố tuy mộc mạc, nhưng mang một nét hiện đại, vì vậy khi làm rèm cửa bằng vải bố rất thích hợp với các không gian hiện đại, những ngôi biệt thự theo kiểu phương tây, đơn giản trong đường nét thiết kế, một điều nữa là các ngôi biệt thự cho người nước ngoài thuê thường hay sử dụng vải bố làm rèm cửa , màu sắc hay được chọn là màu trắng hay kem. Đó là một cách sử dụng sự tối giản trong trang trí nội thất nhưng cũng mang đến một nét riêng đặc thù mà không loại vải nào có được.
3. Vải voan (voil,sheer):


 Là loại vải mỏng, nhẹ dùng làm lớp trong của rèm vải 2 lớp, một lớp gấm dày để che nắng, còn một lớp voan bên trong để trang trí. Rèm vải voan được dùng Ở các cửa sổ lớn nhìn ra sân vườn để thư giãn ngắm nhìn hoa lá cỏ cây bên ngoài. Riêng đối với các căn hộ cao cấp ở các tòa nhà chung cư cao tầng nên làm rèm cửa 2 lớp để khi ta vén lớp dày ra, còn 1 lớp voan mỏng phấp phới để có thể nhìn toàn cảnh xung quanh, mà còn có thể che chắn không cho bên ngoài nhìn thấy rõ được bên trong nhà, tạo một cảm giác nhẹ nhàng nhưng không trống trải.

Vải voal thường có khổ cao 2,8 m, chất liệu 100% polyeste, có nhiều màu sắc để lựa chọn nhưng đa số màu trắng hoặc kem là thường được sử dụng nhất, vì các màu đó nhẹ nhàng dễ dàng kết hợp với các màu sắc khác của lớp dày bên ngoài. Voal có nhiều loại: voal nhăn, voal hoa, voal trơn (không có hoa văn), voal kẻ, voal thêu...
4. Vải Lụa:


 Là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ. Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Người ta nuôi tằm (Bombyx mori), lấy tơ xe sợi dệt thành lụa. Do có cấu trúc dạng lăng kính tam giác, lụa phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó với nhiều góc độ khác nhau tạo nên vẻ óng ánh đặc trưng. Thường dùng làm rèm cản sáng, cản nắng, hiệu quả đạt 100%
5. Vải taffeta:


 Là loại vải mỏng có độ cứng, hơi đơ nên hay được dùng làm túi xách thêu tay, khăn trải bàn, làm gối trang trí . Trong rèm cửa taffeta thường được dùng để phối màu trên đầu rèm hay hai bên biên của rèm, kích thước được phối khoảng 20-30 cm tùy theo chiều cao và chiều rộng của tấm màn, vải taffeta rất đa dạng về màu sắc nên dễ dàng kết hợp với các loại vải khác tạo nên một nét riêng. Vải taffeta có độ phản chiếu ánh sáng rất mạnh. Khi có ánh đèn hay ánh sáng tự nhiên chiếu vào vải sẽ phản chiếu lại tạo ra một màu sắc khác rất huyền ảo lung linh mà không loại vải nào có được.


6. Vải Satin: 


Là loại vải có chất liệu chính là lụa tự nhiên, mang lại sự sang trọng nhưng không kém phần trẻ trung. Tuy nhiên, đây là loại vải khó tính vì có độ bóng. Nên dùng ở phòng ngủ hoặc phòng trẻ em.
Kết hợp với satin mềm mại thường có thêm những đường ren điệu đà và lớp voan mỏng, những nút thắt nơ làm tăng vẻ nhẹ nhàng. Có thể kết hợp với các chất liệu khác để cân bằng độ bóng của satin như cotton.
7. Vải Đũi: 

Là loại vải tơ tằm, chất liệu hơi thô giống như bố nhưng mềm và mịn hơn. Đũi tự nhiên được dệt từ sợi và nhuộm bằng trái mặc nưa nên cho ra những sản phẩm rất mộc mạc, tự nhiên mang một nét sang trọng khó tả. Vải đũi thường có khổ rất nhỏ khoảng 90cm nên khi làm rèm phải nối lại nhiều khổ với nhau, do là chất liệu mềm mại khi may lên bộ rèm buông rủ, trông rất đẹp và lãng mạn .
Một số lưu ý khi sự dụng vải đũi: vì được dệt bằng chất liệu tự nhiên nên vải rất dễ bị co rút nên khi may chúng ta phải cộng trừ hao. Và khi giặt vãi đũi chúng ta phải giặt bằng dầu gội đầu, phơi ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và không được ủi do vải dễ bị biến dạng co rút, sử dụng vải đũi rất cực. Một khi sử dụng quen rồi ta mới cảm nhận những nét đẹp chân quê nhưng sang trọng của nó.
8. Vải Nhung: 

Là loại vải dày, nặng nhưng sờ vào rất mềm, mịn, trong trang trí nội thất ngày xưa vải nhung hay được dùng trong các cung điện, hoàng cung và các nơi trang trọng. Ngày nay vải nhung còn được đưa vào trang trí ở các ngôi nhà cá nhân, tuy nhiên không phải nơi nào cũng có thể đưa vải nhung vào được, chỉ những căn nhà biệt thự lớn mang nét cổ điển sang trọng, những gian phòng lớn như phòng khách, phòng giải trí. Về công năng vải nhung có khả năng cách âm, cản sáng rất tốt.

9. Chất liệu blackout cản sáng: 



Đây là loại vải được sử dụng nhiều hiện nay có tác dụng cản sáng. Chất liệu vải may rèm cửa cản sáng dùng ở những căn phòng có nhiều ánh sáng hoặc phòng ngủ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra loại vải này có rất nhiều màu sắc, hoa văn cho bạn có thể trang trí cho căn phòng thêm sinh động và mới lạ hơn.

Để nhận được tư vấn thiết kế, thi công hợp lý cho căn nhà bạn hãy liên lạc với Maxbe ạ:
Hotline 1: 0971.485.238
Hotline 2: 0945.236.188
Email: remmaxbe@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/remcuamaxbe/
Web: http://remcuamaxbe.com/gioi-thieu/

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Cách chọn rèm chống nắng, cách chọn rèm cản sáng, Cách chọn rèm cách nhiệt

Đối với mỗi không gian riêng trong căn nhà, tùy từng vị trí, từng nội thất, phong cách gia chủ mà ta chọn được những loại rèm cửa khác nhau. Ngoài mục đích tạo điểm nhấn thiết kế cho không gian căn phòng, Rèm cửa còn có tác dụng chắn sáng, cản sáng khi cần thiết. Hầu như tất cả các loại rèm cửa đều có thể cản sáng, tùy từng loại mà có mức độ cản sáng khác nhau cụ thể:

1. Rèm vải:
Rèm vải cản sáng


Rèm vải là loại rèm phổ biến nhất, đa dạng về chất liệu, kiểu dáng và màu sắc. Rèm vải sử dụng chất liệu xuất xứ từ nhiều nước khác nhau như Bỉ, Trung Quốc, Châu Âu… Chính vì có nhiều chất liệu nên mỗi loại sẽ phù hợp với một không gian riêng. Với không gian cần chống nắng thì bạn cần chọn loại rèm vải có chất liệu cản nắng tốt, khả năng cản nắng của loại rèm vải theo như chúng tôi đang cung cấp sản phẩm thì rèm vải có thể chống nắng đến 90%.


Nếu các bạn sử dụng loại vải chuyên để cách nhiệt, cản sáng thì khả năng chặn ánh sáng và hơi nóng là 99%. Ngoài ra, khi kết hợp với màu sáng, mát như xanh, trắng, rèm cửa giá rẻ hoàn toàn có thể khiến không gian dịu lại. Rèm vải chống nóng có thể được sử dụng ở hầu hết các phòng, nhất là phòng khách, phòng ngủ.

2. Rèm lá dọc:
Rèm lá dọc


Rèm lá dọc được làm từ chất liệu Polyeste tráng nhựa nên khả năng cản sáng cũng như cách nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, do đặc thù thiết kế có khe hở, dù ánh sáng không thể xuyên qua nhưng đôi khi cản nhiệt vẫn bị hạn chế một chút. Rèm lá dọc có thể sử dụng trong nhiều không gian như rèm văn phòng, phòng họp, phòng làm việc.

3. Rèm cuốn:

Rèm cuốn được sản xuất từ Polyester tráng nhựa, toàn bộ tấm rèm cửa là một mảng chất liệu nguyên khổ nên loại rèm này có khả năng cản sáng tuyệt đối, khả năng cách nhiệt cũng là một điểm cộng của loại rèm này khi mức cách nhiệt có thể đạt đến 85%.
Rèm cuốn

4. Rèm sáo nhôm:

Rèm sáo nhôm có chất liệu bằng nhôm, màu sắc đa dạng có thể sơn nhũ. Rèm sáo nhôm có khả năng cản sáng rất tốt nhưng chức năng cách nhiệt lại kém, do kim loại nên chúng hấp nhiệt vào trong phòng. Rèm sáo nhôm cản nắng 90%

Rèm sáo nhôm
5. Rèm roman:



Loại rèm này được may từ vải, với kiểu hoạt động đặc thù là xếp khúc hay còn gọi là xếp lớp từ dưới lên, do được may bằng 2 lớp vải kép nên khả năng cản sáng cách nhiệt của loại rèm này được xếp vào hàng tối ưu, khả năng cản sáng đạt 100% và cách nhiệt đạt đến mức 80%. Để không gian thêm hiện đại hơn bạn nên lắp sàn gỗ công nghiệp.

Rèm roman
6. Rèm sáo gỗ:

Rèm sáo gỗ có khả năng chống nắng 85%. Vì được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên không hấp nhiệt nên rèm sáo gỗ cũng là một lựa chọn không tồi. Tuy nhiên, do thiết kế có các khe hở giữa các thanh rèm, nên rèm gỗ không thể cách nhiệt tuyệt đối như hai loại rèm trên. Rèm sáo gỗ chỉ nên lắp cho cửa sổ có hướng không đón nắng trực tiếp vào trưa hoặc chiều.



Qua những thông tin trên, chúng ta có thể thấy mỗi loại rèm đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì thế, tùy vào từng không gian mà các bạn nên chọn loại rèm phù hợp. Nói chung, loại rèm nào cũng có mức độ chống nắng nhất định.
Rèm sáo gỗ
Lưu ý khi chọn rèm cửa chống nắng.
– Về màu sắc, nên chọn loại màu từ nhẹ nhàng đến màu trung tính, những màu được khuyên dùng trong mùa nắng như màu xanh nhạt, xanh turquoise, kem nhạt, xám nhạt, trắng tinh khiết.
Màu sắc có tương tác với ánh nắng rất nhiều, vì thế bạn hãy chọn loại rèm cửa có màu sắc sao cho hợp với màu của ánh sáng, ánh nắng, không bị tương phản làm phản tác dụng, sẽ ảnh hưởng tới không gian trong phòng.
– Về chất liệu, bạn có thể chọn một số loại rèm vải sử dụng thiên nhiên với các kỹ thuật dệt thủ công như các loại vải tơ tằm (lụa satin, đũi, habotai, voan lụa) hay một số loại vải 100% cotton… không chỉ rất tốt cho môi trường mà còn mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho căn phòng. Hạn chế chọn các loại vải có nhiều chất polyester dễ bị hấp thu nhiệt, không tốt cho sức khỏe.

Để nhận được tư vấn thiết kế, thi công hợp lý cho căn nhà bạn hãy liên lạc với Maxbe ạ:
Hotline 1: 0971.485.238
Hotline 2: 0945.236.188
Email: remmaxbe@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/remcuamaxbe/
Web: http://remcuamaxbe.com/gioi-thieu/

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Chọn rèm cửa cho mùa xuân, Chọn rèm cửa cho mùa hạ, Chọn rèm cửa cho mùa thu, Chọn rèm cửa cho mùa đông

Việt Nam là đất nước nằm trong vùng nhiệt đới với miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Đối với hình thái thời tiết mùa hè thì nóng ẩm, mùa đông thì khô lạnh khắc nhiệt, rất dễ gây những ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của mỗi con người. Đối với mỗi gia đình, có nhiều cách khác nhau giúp cho cuộc sống phong phú, đa dạng cho mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đến. Rèm cửa là một trong những giải pháp nội thất tốt giúp con người chúng ta có thể lấy lại cân bằng. Mỗi mùa mỗi thời tiết khác nhau, mỗi cảm xúc khác nhau vì vậy để chọn được rèm cửa đẹp, hợp nội thất căn nhà, hợp phong thủy, kinh phí … không phải là công việc đơn giản vì nó đòi hỏi người lựa chọn phải có khiếu thẩm mỹ cao, biết chi tiêu và nhạy bén.
Là người chăm sóc tổ ấm của gia đình, chắc hẳn bạn phải rất quan tâm đến cách bài trí nội thất, trang trí nhà cửa để cuộc sống gia đình thêm hạnh phúc viên mãn, các thành viên được sống trong không gian thoải mái nhất. Lựa chọn một đồ nội thất chính xác là một điểm cộng giúp ngôi nhà hoàn hảo hơn.

Hình ảnh rèm cầu vồng
Cũng giống như nhiều nội thất trang trí khác, lựa chọn rèm cửa đẹp, phù hợp sẽ làm căn phòng trở nên sang trọng và lịch sự hơn rất nhiều. Mùa xuân ẩm ướt nhưng là mùa đơm chồi nảy lộc của hoa lá đất trời. Mùa hạ nóng nực nhưng lại lại mùa rực rỡ nhất của năm. Mùa thu dịu nhẹ với những còn gió se lạnh đầu mùa.  Mùa đông lạnh, kèm theo mưa nhỏ và gió đông ướt át. Chính vì sự khác biệt đó, sự khéo léo lựa chọn rèm cửa của bạn là yếu tố then chốt làm nổi bật không gian sống của mình.


Chọn rèm cửa cho mùa xuân
Rèm vải cho mùa xuân

Mùa xuân là thời khắc bắt đầu của một năm, tượng trưng cho sự khởi đầu may mắn. Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi này lộc, là mùa của sự sống sinh sôi này nở cho nên khắp không gian luôn tràn ngập sự tươi mới hạnh phúc.
Chính vì lý do đó, rèm cửa trang trí nhà mùa xuân cũng phải mang đến một không gian tươi trẻ, tràn trề năng lượng sống. Màu sắc được ưa chuộng trong mùa xuân thường là màu xanh lá cây, xanh da trời, sắc vàng tươi… Ngoài ra, màu đỏ tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành cũng được lựa chọn để trang trí vào dịp đầu xuân năm mới với hi vọng mang đến cuộc sống may mắn cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Vì thời tiết mùa xuân vẫn khá lạnh nên chất liệu rèm nên dày hơn bình thường và có tác dụng giữ nhiệt tốt.
Chọn rèm cửa cho mùa hè
Rèm vải cho mùa hạ
Thời tiết mùa hè ở Việt Nam cực kỳ khắc nghiệt, nhiệt độ ngoài trời đôi khi có thể lên tới 40 độ. Các biện pháp tránh nắng, tránh nóng luôn được tận dụng hết công suất để giảm thiểu cảm giác oi bức.
Rèm cửa  mùa hè được làm từ các chất liệu mỏng, có tính hàn cao, khả năng cách nhiệt tốt, chống được tia UV.
Màu sắc rèm cửa thường là màu sáng và lạnh, mang đến cảm giác thoải mái như màu xanh dương, màu xanh lá, màu trắng . Tuyệt đối tránh những gam màu nóng dễ gây ức chế cho thị giác và tâm lý mọi người.
Chọn rèm cửa cho mùa thu
Rèm vải cho mùa thu

Thời tiết mùa thu có lẽ được yêu thích nhất ở Việt Nam. Những con gió se mang đến cảm giác khoan khoái, dễ chịu, xua tan cảm giác mệt mỏi của mùa hè.
Rèm của mùa thu thường có chức năng về trang trí nhiều hơn vì thời tiết khá dễ chịu. Những gam màu trang nhã, hoa văn tinh tế thường hợp với không gian mùa thu. Cần tránh những gam màu trầm để tránh không khí ảm đạm, u buồn vì chính mùa thu đã được ví là mùa mang đến cảm giác buồn trong năm.
Chọn rèm cửa cho mùa đông
Rèm vải cho mùa đông

Rèm của mùa đông được trọng dụng vì nó có thể ngăn cản những đợt gió lạnh tê tái ngoài trời, giữ nhiệt trong phòng tương đối tốt. Những chất liệu vải dày hoặc rèm gỗ được sử dụng nhiều vào mùa đông.
Mùa đông vốn lạnh nên những gam màu nóng được sử dụng nhiều để làm ấm cảm giác của mọi người. Màu đỏ, hồng, cam rất phù hợp trong những ngày đông lạnh giá vì nó mang đến cảm giác ấm áp, hạnh phúc. Những gam màu lạnh nên được hạn chế tối đa vào mùa này.


Để nhận được tư vấn thiết kế, thi công hợp lý cho căn nhà bạn hãy liên lạc với Maxbe ạ:
Hotline 1: 0971.485.238
Hotline 2: 0945.236.188
Email: remmaxbe@gmail.com

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Tại sao nên dùng rèm cửa cho căn nhà của bạn

Rèm hay gọi khác là mành là một vật dụng dùng để che cửa sổ, cửa phòng khách, cửa phòng ngủ, cửa bếp ăn, phòng tắm, ban công hoặc treo để ngăn giữa hai không gian. Rèm cửa ngày xưa được dùng cho quý tộc, cung điện vua chúa với các căn phòng đẳng cấp và lộng lẫy. Đối với không gian hiện đại rèm cũng dùng để trang trí không gian nội thất, được treo trên tường hoặc các đồ vật như tủ gỗ, ban thờ, giường...
Rèm roman

Khi sử dụng, người ta mở rèm để che kín một phần hoặc toàn bộ cửa sổ theo nhu cầu. Khi không có nhu cầu che nắng, gió hoặc để lấy ánh sáng, người ta có thể xếp gọn rèm sang hai bên hoặc kéo gọn lên phía trên.
Ngoài tác dụng điều chỉnh ánh sáng cho căn phòng ,rèm vải còn giữ cho căn phòng ấm áp và bảo vệ mọi thành viên trong gia đình khi mùa đông tới.

Tránh cái nóng nóng bức và các tia cực tím độc hại của mặt trời vào các mùa hè.

Ngoài hai tác dụng chính rèm vải còn có khả năng ngăn phòng ngừa bụi và tiếng ồn bên ngoài.

Không chỉ có thế thiết kế và màu sắc thích hợp , màn vải (rèm vải ) còn có thể tạo khoảng không tây riêng . hoặc thêm chút vẻ đẹp đẳng cấp hay lãng mạng cho căn phòng.
 
Rèm vải cản sáng
Rèm vải bây giờ không còn chỉ là vật chắn sáng hay tạo khoảng tây riêng nó còn tạo cho mỗi căn phòng 1 ấn tượng và cảm xúc khác nhau ,tùy theo bí quyết chọn lựa và ngoài mặt của chủ nhân căn phòng mà sở hữu sự xếp đặt khác nhau. Cùng với nội thất căn phòng, Rèm cửa giúp cho chủ nhân của nó có được những giây phút thảnh thơi, thư giãn sau 1 ngày làm việc mệt mỏi.

Ngoài ra đối với những không gian phòng khách, mỗi khi có khách đến chơi, rèm cửa thực sự là cách để gây ấn tượng tốt cho chủ nhà và tạo tiền đề cho những cuộc nói chuyện vui vẻ và hoàn hảo.

Rèm mành được làm chủ yếu từ các chất liệu: vải, gỗ, tre, nhôm, nhựa polyme, nhựa dẻo. Cấu tạo cơ bản gồm thanh rèm và các lá rèm hoặc nguyên một tấm rèm.

Tùy theo chất liệu làm rèm, có các loại: rèm vải, rèm gỗ, rèm sáo nhôm, rèm nhựa, rèm sợi, rèm tre.

Tùy theo cách sửa dụng, có các loại: rèm cuốn, rèm xếp, rèm tranh, rèm ngăn lạnh.

Tùy theo không gian sử dụng có các loại: rèm văn phòng, rèm gia đình, phông hội trường.

Để nhận được tư vấn thiết kế, thi công hợp lý cho căn nhà bạn hãy liên lạc với Maxbe ạ:
Hotline 1: 0971.485.238
Hotline 2: 0945.236.188
Email: remmaxbe@gmail.com